CƠ HỘI KINH DOANH
"Kinh doanh
theo mạng là một trong những phương pháp kinh doanh
được kính trọng nhất trên thế giới" - Brian Tracy
được kính trọng nhất trên thế giới" - Brian Tracy
|
Brian Tracy -
Tác giả, diễn giả nổi tiếng người Mỹ
về bán hàng và nghệ thuật kinh doanh |
Trong bài viết
này, tôi muốn mô tả sơ bộ vài nét cơ bản về kinh doanh theo mạng (KDTM), ở Việt
Nam còn gọi là tiếp thị mạng lưới (network maketing), tiếp thị nhiều tầng
(multi level marketing), hoặc bán hàng trực tiếp (direct sell). Trong văn bản
luật hiện nay còn gọi là “bán hàng đa cấp”- từ này chưa thể hiện đúng bản chất
hoạt động này, và do vậy làm rất nhiều người hiểu sai về hình thức kinh doanh
tiên tiến này.
Kinh doanh theo mạng có các hoạt
động phong phú và gắn liền với các vấn đề tâm lý, đạo đức xã hội, nghệ thuật
giao tiếp, đào tạo kiến thức, huấn luyện kỹ năng, tạo dựng mối quan hệ sâu sắc
và bền vững, phát triển nhân cách,… chứ không chỉ là việc bán hàng. Mặc dù tiêu
thụ hàng hóa vẫn là chức năng chính và là thước đo hiệu quả hoạt động của các
công ty KDTM.
Trong bài này, tôi muốn làm rõ
những câu hỏi cơ bản mà rất nhiều người băn khoăn, đó là:
1. KDTM là gì và hoạt động cụ thể
như thế nào?
2. Tại sao có người nói KDTM là
xu hướng phát triển thương mại của thế kỷ 21? Hình thức này có những ưu điểm
nổi trội gì so với thương mại truyền thống?
I- KDTM hoạt động như thế nào?
1. So sánh giữa hình
thức phân phối hàng hóa truyền thống và KDTM:
Phân phối hàng hóa theo kiểu
truyền thống:
Chi phí lưu thông trong các khâu
trung gian thông thường chiếm đến 60%-70% giá trị hàng hóa khi đến tay người
tiêu dùng.Hàng hóa phải trải qua nhiều khâu và chịu các chi phí tương
ứng)
Nhà
sản xuất => Quảng cáo => Đại lý cấp 1 => Đại lý cấp ...n => Bán lẻ =>
Khách hàng.
Phân phối theo hình thức kinh
doanh theo mạng:
Nhà
SX (Công ty KDTM) => Nhà
phân phối độc lập => Khách hàng
Trong mô hình này, thông tin về sản phẩm truyền từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng khác. Mạng lưới nhà phân phối cũng chính là những người tiêu dùng hài lòng về sản phẩm và giới thiệu cho những người khác.
Mọi hàng hóa đều được bán với giá ưu đãi thống nhất cho các NPP, đến lượt NPP bán đến khách hàng theo giá bán lẻ do công ty KDTM quy định thống nhất.
Như vậy có thể thấy điểm khác biệt cơ bản:
Trong mô hình này, thông tin về sản phẩm truyền từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng khác. Mạng lưới nhà phân phối cũng chính là những người tiêu dùng hài lòng về sản phẩm và giới thiệu cho những người khác.
Mọi hàng hóa đều được bán với giá ưu đãi thống nhất cho các NPP, đến lượt NPP bán đến khách hàng theo giá bán lẻ do công ty KDTM quy định thống nhất.
Như vậy có thể thấy điểm khác biệt cơ bản:
- KDTM đã cắt bỏ toàn bộ các khâu
trung gian và quảng cáo, chỉ giao cho một nhà phân phối (là đối tác của công ty
KDTM) làm toàn bộ các công việc từ quảng bá sản phẩm, tư vấn khách hàng, giao
hàng và chăm sóc khách hàng, Và do vậy, nhà phân phối được mua với giá ưu đãi
của công ty, bán lại cho khách hàng với giá bán lẻ (theo quy định của công ty)
để hưởng chênh lệch bán lẻ.
Thực chất, đây là kênh bán hàng
trực tiếp, từ nhà SX (công ty KDTM) đến khách hàng chỉ qua 1 khâu trung gian
duy nhất là 1 nhà phân phối độc lập.
Câu hỏi: Vậy tại sao lại
gọi là kinh doanh đa cấp (tiếp thị mạng lưới nhiều tầng)?
Mô hình hoạt
động KDTM theo sơ đồ sau:
Công ty KDTM => NPP cấp 1 => khách hàng
Công ty KDTM => NPP cấp 2 => khách hàng
Công ty KDTM => NPP cấp 3 => khách hàng ...
Công ty KDTM => NPP cấp
n => khách
hàng
Các nhà phân phối (cấp 1) giới
thiệu được NPP cấp dưới (cấp 2) tham gia vào hệ thống phân phối sản phẩm của
công ty KDTM thì sẽ được hưởng % hoa hồng từ doanh số của những người cấp 2 và
cả từ doanh số của những người do họ giới thiệu (cấp 3,… cấp n).
Điều đặc biệt lưu ý:
- Giá ưu đãi do công ty
bán cho NPP và giá NPP được quyền bán lẻ đến khách hàng đều quy định thống
nhất ở tất cả các cấp, không phân biệt là cấp 1, 2, … cho đến cấp n.
- Công ty KDTM trả hoa hồng cho
các NPP để trả công giới thiệu, hướng dẫn, giúp đỡ các NPP cấp dưới của mình,
thay cho việc chi quảng cáo và chi cho hệ thống phân phối.
- Tỷ lệ (%) chi trả hoa hồng cho
NPP ở các cấp tùy thuộc chính sách của từng công ty KDTM.
Câu hỏi quan trọng: - Trả
hoa hồng cho nhiều cấp sẽ làm tăng giá bán lẻ đến khách hàng?
Trả lời: Như các
hình thức bán hàng khác, chi phí trả hoa hồng cũng nằm trong giá bán đến khách
hàng. Chi phí trả hoa hồng là một loại chi phí lưu thông rất cần thiết và quan
trọng, vì khuyến khích các NPP mở rộng hệ thống phân phối để tiêu thụ được
nhiều hàng hóa, và tất nhiên, phục vụ việc đưa hàng hóa đến được nhiều khách
hàng hơn.
Đối với người làm KDTM chuyên
nghiệp, tiền hoa hồng không chỉ có ý nghĩa trả công giới thiệu thông tin, mà
còn là trả công cho việc huấn luyện, đào tạo, hướng dẫn các NPP cấp dưới
hoạt động đúng phương pháp, nâng cao kỹ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng tốt
hơn, kỹ năng xây dựng hệ thống mạng lưới. Chính điều này tạo nên
những giá trị khác biệt của những người làm KDTM chân chính.
Kinh doanh theo mạng, đó không
chỉ mang lại kết quả thu nhập tài chính, mà còn là sự phát triển nhân cách của
những con người tham gia vào nó, tạo ra mối liên kết tốt đẹp giữa con người.
Chính vì vậy, hình thức này đã được Brian Tracy- một trong những tác
giả, diễn giả hàng đầu về kinh doanh của Mỹ ca ngợi “KDTM là một
trong những phương pháp kinh doanh được kính trọng nhất trên thế giới”.
Câu hỏi: - Giá bán của
các công ty KDTM quá cao so với giá thành sản xuất hoặc quá cao so với việc
áp dụng hình thức phân phối truyền thống?
Trả lời: Giá bán
đến khách hàng không phải do ý muốn chủ quan của công ty KDTM quyết định, mà
phải chịu tác động khách quan của các quy luật thị trường: giá của các
công ty cạnh tranh, quy luật cung cầu,… Và tất nhiên phải phù hợp với giá trị
sử dụng (tính hiệu quả) thì khách hàng mới chấp nhận, nếu không thì họ sẽ không
mua, hoặc chọn sản phẩm thay thế của các công ty khác.
Điều quan trọng nhất là: khách hàng chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng của hàng hóa đó
có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không mà thôi.
II- Những yếu tố tạo nên ưu thế vượt trội của KDTM - một xu thế tất yếu của thế kỷ 21
1. Điểm đặc biệt của KDTM:
Nền tảng cơ bản của hình thức
KDTM là truyền bá thông tin về sản phẩm từ người tiêu dùng này đến người tiêu
dùng khác. Nhà phân phối cũng chính là một trong số những người tiêu dùng
sản phẩm. Khi họ dùng sản phẩm có kết quả tốt, họ chia sẻ thông tin đó
cho người thân quen. Đến lượt người thân đó dùng sản phẩm, hài lòng thì tiếp
tục giới thiệu ra các khách hàng khác. Và trong số khách hàng đó, có người muốn
tham gia làm nhà phân phối thì ký hợp đồng đối tác với công ty KDTM, dưới sự
giới thiệu và bảo trợ của nhà phân phối đi trước.
2. Lợi ích của các bên liên
quan trong KDTM:
Khi áp dụng hình thức phân phối
này, các bên tham gia đều được hưởng lợi ích lớn hơn so với hình thức phân phối
truyền thống. Cụ thể:
Nhà phân phối có ích lợi
gì?
- Lợi ích được mua hàng tại công
ty với giá ưu đãi (là khách hàng sử dụng sản phẩm giá ưu đãi).
- Được công ty dành cho quyền
bán lẻ để hưởng chênh lệch giá bán lẻ.
- Được quyền giới thiệu
người khác tham gia làm nhà phân phối và được hưởng hoa hồng trên doanh
số của người đó, và cả doanh số của những người trong hệ thống của họ giới
thiệu ra.
+ Quy mô thu nhập không hạn chế
và hoàn toàn phụ thuộc vào doanh số của hệ thống do họ tạo ra.
Khách hàng có lợi ích gì?
- Mua hàng chính gốc của
công ty từ người mình quen biết, đã được họ kiểm nghiệm có hiệu quả và giới
thiệu, lấy uy tín ra đảm bảo (tránh được hàng giả, hàng kém phẩm chất).
- Được tư vấn sử dụng sản
phẩm, chăm sóc chu đáo từ NPP là người thân quen.
- Có khả năng tham gia hệ
thống phân phối để được hưởng hoa hồng.
Công ty KDTM có lợi ích gì?
- Có nhiều người tiêu dùng tham
gia truyền bá cho sản phẩm, đây là kênh thông tin giúp bán hàng hiệu quả nhất;
- Không phải chi phí quảng cáo;
kiểm soát được chi phí lưu thông, khi bán được hàng rồi thì công ty mới trả hoa
hồng cho các NPP.
- Không phải thiết lập và quản
lý hệ thống phân phối (vì công việc này đã ủy quyền cho các NPP);
- Không đọng vốn hoặc đọng
hàng hóa ở các khâu phân phối trung gian, thu được tiền ngay khi giao hàng
hóa.
3. Các ưu điểm tạo nên thế
mạnh vượt trội của hình thức KDTM:
Phù hợp đặc điểm tâm lý
chung của xã hội:
- Tâm lý chung là mọi người rất
thích được chia sẻ thông tin cho những người khác về những điều tốt (và cả
những điều xấu) mà mình biết hoặc mình phát hiện ra (mình là người biết trước
thì càng đáng hãnh diện và tự hào!).
- Ai cũng rất thích chỉ bảo, giúp
đỡ những người hỏi ý kiến mình!
- Mọi người thường tin tưởng
vào lời giới thiệu và chia sẻ của những người bạn, người thân quen, nhất là
về những hàng hóa dịch vụ đã mua và dùng rồi (với điều kiện là lời giới thiệu
đó vô tư và không có động cơ mang lợi ích cho người giới thiệu, nếu không, lời
giới thiệu có thể phản tác dụng và ảnh hưởng đến uy tín của người giới thiệu).
- Khi muốn mua sắm một thứ gì đó,
người ta không chỉ muốn nghe thông tin từ nhà sản xuất hoặc từ người bán hàng
(các hình thức quảng cáo, quảng bá thương hiệu), mà bao giờ họ cũng muốn tìm
hiểu xem có ai đã mua và sử dụng chưa. Và tuyệt vời nhất là hỏi được một
người thân quen đã mua và dùng rồi. Đây chính là đặc điểm cốt lõi để hình thức
kinh doanh theo mạng phát triển mạnh mẽ và ngày càng phổ biến hiện nay.
Cấp độ lan truyền thông tin
bùng nổ rất nhanh theo cấp số nhân.
Ví dụ: một thông tin cực kỳ hấp
dẫn nào đó, 5 người biết và mỗi ngày nói chuyện cho 5 người khác thì:
5 x 5 =
25;
625 x 5 = 3.125;
25 x 5 =
125;
3.125 x 5 = 15.625;
125 x 5 =
625;
15.625 x 5 = 78.125;
Hãy tưởng tượng với sự hỗ trợ của
internet hiện nay thì sự bùng nổ thông tin còn tăng nhanh đến mức nào! Đây là
một tiềm năng vô tận cho các ngành kinh doanh dựa trên mô hình KDTM.
KDTM là kênh phân
phối có thông tin đáng tin cậy hơn các hình thức quảng cáo.
Thời đại hiện nay bùng nổ thông
tin, riêng Việt Nam đã có hàng trăm tờ báo, báo điện tử, gần trăm kênh truyền
hình trong đó dành thời lượng khá lớn cho quảng cáo.
Các bạn có tin cậy vào các video
clip quảng cáo được dàn dựng cực kỳ chuyên nghiệp, rất hấp dẫn, bắt mắt? Điều
đó chỉ chứng tỏ chi phí quảng cáo càng tốn kém và túi tiền của người mua
phải trả thêm một phần cho quảng cáo.
Ngày nay, với số lượng các công
ty, nhãn hiệu sản phẩm vô cùng đa dạng, phong phú hiện nay, để được công chúng
và người tiêu dùng biết đến, các công ty phải bỏ ra một khoản chi phí ngày càng
cao và nhiều rủi ro, đó chính là chi phí quảng cáo.
Vậy các công ty đang hướng đến
hình thức quảng cáo nào? Đó chính là quảng bá hay lời giới thiệu của các
khách hàng tiêu dùng hài lòng. Điều này đã được khẳng định trong các cuốn
sách kinh điển về bán hàng. Vấn đề là: các công ty thương mại kiểu truyền thống
có trả tiền cho bạn khi bạn giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của họ cho
những người khác hay không? Hầu như không có.
Các công ty KDTM đã làm điều này
rất xuất sắc, bằng cách theo dõi, quản lý và trả hoa hồng cho những người
giới thiệu, và không những trả trên doanh số mua hàng của người trực tiếp
do mình giới thiệu, mà còn trả trên doanh số mua hàng của những người giới
thiệu cho đến cấp thứ “n” theo chính sách của từng công ty. Bằng cách
đó, gắn kết lợi ích giữa những NPP để họ nhiệt tình, quan tâm hướng dẫn, có
trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau để tạo dựng một hệ thống khách hàng- nhà phân phối
vững chắc và tăng trưởng không giới hạn.
Sự kết hợp một cách thông minh
giữa một bên là tâm lý xã hội muốn chia sẻ thông tin, mang những điều tốt đến
cho những người thân quen, và một bên là sự khuyến khích bằng lợi ích kinh tế,
thu nhập từ hoa hồng từ việc xây dựng hệ thống quảng bá thông tin đã tạo nên
một hình thức kinh doanh mang tính cách mạng, tiên tiến. Đó chính là
hình thức kinh doanh theo mạng.
Theo DSA- Tổ chức bán hàng trực
tiếp thế giới thì cho đến năm 2005, hình thức KDTM đã có mặt ở 125 nước trên
thế giới, với 3.600 công ty KDTM lớn, hơn 55 triệu nhà phân phối độc lập, và
doanh số của các công ty này trên 100 tỷ USD/năm. KDTM đang hứa hẹn sẽ có sự
phát triển bùng nổ trong những năm sắp tới tại những thị trường có nền kinh tế
đang phát triển như Việt Nam.
Hữu Hiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét